bongdasport logo
123 the thao wallpaper

Bóng Đá Sport - Kênh Bóng Đá 24/7

Bóng đá Sport là trang web uy tín và chuyên nghiệp cung cấp tin tức hàng đầu về bóng đá. Chúng tôi cập nhật tin tức, kết quả trận đấu, bình luận chuyên sâu và những bài viết phân tích chi tiết về các giải đấu, câu lạc bộ, và đội tuyển quốc gia trên khắp thế giới. Nếu bạn là người yêu thích bóng đá và muốn cập nhật những thông tin mới nhất, đừng bỏ lỡ Bóng đá Sport.

Bóng đá Sport mang đến cho bạn những bài viết chất lượng từ các chuyên gia bóng đá, đảm bảo bạn nhận được cái nhìn sâu sắc và chân thực về thế giới bóng đá. Chúng tôi không chỉ tập trung vào những giải đấu nổi tiếng như World Cup, Champions League hay Ngoại Hạng Anh mà còn đưa ra những thông tin đáng chú ý về bóng đá trong nước và quốc tế.

Hãy tham gia cùng Bóng đá Sport để được đắm chìm trong không gian bóng đá, cùng nhau trải nghiệm những cảm xúc sôi động và thú vị của trái bóng tròn. Với chất lượng và độ tin cậy, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những thông tin nhanh chóng, chính xác và đáng tin cậy về bóng đá. Hãy truy cập vào trang web Bóng đá Sport ngay hôm nay để không bỏ lỡ bất kỳ tin tức hay sự kiện nào quan trọng trong thế giới bóng đá!

Lịch sử các giải đấu Bóng Đá hàng đầu hiện nay

Giải Vô địch bóng đá Thế Giới - Fifa World Cup

FIFA World Cup hay đơn giản là World Cup, còn gọi là Giải vô địch bóng đá thế giới hoặc Cúp bóng đá thế giới là giải đấu bóng đá do Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (FIFA) tổ chức với chu kỳ 4 năm 1 lần cho tất cả các đội tuyển bóng đá nam quốc gia của những nước thành viên FIFA. Giải lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1930 và bị gián đoạn 2 lần vào các năm 1942 và 1946 do Chiến tranh thế giới thứ hai.

Thể thức thi đấu hiện tại cho phép 32 đội bóng xuất sắc nhất tham dự vòng chung kết (kể từ năm 1930 và 1998) trong vòng một tháng. Vòng loại được tổ chức trong khoảng thời gian 3 năm trước đó nhằm xác định 31 đội giành quyền tham dự vòng chung kết cùng với đội tuyển của nước chủ nhà.

123 the thao world cup

Qua 22 lần (tính đến năm 2022) tổ chức, tính đến nay mới chỉ có 8 đội tuyển quốc gia vô địch giải đấu này. Brazil là đội tuyển duy nhất tham dự đủ 22 vòng chung kết và cũng là đội tuyển thành công nhất với 5 lần vô địch. Tiếp đó là Đức và Ý với 4 lần giành ngôi cao nhất. Argentina 3 lần nâng cúp, Pháp và Uruguay cùng có 2 danh hiệu. Anh và Tây Ban Nha mỗi đội đều có một lần vô địch.

17 quốc gia đã đăng cai ít nhất một kỳ World Cup. Brazil, Pháp, Ý, Đức và Mexico đã từng tổ chức hai lần, trong khi Uruguay, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Chile, Anh, Argentina, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc (đồng chủ nhà), Nam Phi, Nga và Qatar từng tổ chức một lần. World Cup 2026 sẽ được đồng tổ chức bởi Canada, Hoa Kỳ và Mexico, với Mexico trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đăng cai ba kỳ World Cup, Hoa Kỳ lần thứ hai đăng cai và là lần đầu tiên Canada tổ chức sự kiện này.

Trận đấu bóng đá quốc tế đầu tiên trên thế giới là trận đấu diễn ra tại Glasgow năm 1872 giữa 2 tiểu quốc tự trị là Scotland và Anh (nay thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland), kết thúc với tỷ số hòa 0-0. Giải đấu quốc tế đầu tiên, Giải vô địch Anh quốc khai mạc, diễn ra vào năm 1884. Khi bóng đá ngày càng phổ biến ở các nơi khác trên thế giới vào đầu thế kỷ 20, nó được tổ chức như một môn thể thao không có huy chương dành cho các vận động viên thể thao không chuyên nghiệp tại Thế vận hội Mùa hè 1900 và 1904 (tuy nhiên, IOC đã nâng cấp vị thế của chúng thành các sự kiện chính thức) và tại Thế vận hội Mùa hè 1906 (Olympic 1896 vẫn gây tranh cãi về việc liệu có từng diễn ra môn bóng đá giữa 2 đội của Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay tại châu Âu hay không). Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland là nhà vô địch Olympic đầu tiên vào năm 1900.

Sau khi FIFA được thành lập vào năm 1904, tổ chức này đã cố gắng sắp xếp một giải đấu bóng đá chuyên nghiệp quốc tế giữa các quốc gia bên ngoài khuôn khổ Olympic vào năm 1906. Đây là những ngày đầu tiên của bóng đá quốc tế, và lịch sử của FIFA mô tả cuộc thi là một thất bại.

Tại Thế vận hội Mùa hè 1908 ở London, bóng đá đã trở thành một cuộc thi chính thức. Được lên kế hoạch bởi Hiệp hội bóng đá Anh (FA), cơ quan quản lý bóng đá của Anh, sự kiện này chỉ dành cho các cầu thủ nghiệp dư và bị nghi ngờ là một chương trình chứ không phải là một cuộc thi. Vương quốc Anh (đại diện bởi đội bóng đá nghiệp dư quốc gia Anh) đã giành huy chương vàng. Họ lặp lại thành tích này tại Thế vận hội Mùa hè 1912 ở Stockholm.

Năm 1914, FIFA đã công nhận Olympic là "giải vô địch bóng đá thế giới dành cho người nghiệp dư" và chịu trách nhiệm quản lý sự kiện này.[8] Điều này đã mở đường cho cuộc thi bóng đá liên lục địa đầu tiên trên thế giới, tại Thế vận hội Mùa hè 1920, với các trận đấu gồm Ai Cập và 13 đội châu Âu và chiến thắng cuối cùng thuộc về Bỉ.[9] Uruguay đã giành được huy chương vàng ở hai giải đấu bóng đá Olympic tiếp theo vào năm 1924 và 1928. Do đó cũng là hai giải vô địch thế giới đầu tiên, vì năm 1924 là khởi đầu của kỷ nguyên bóng đá chuyên nghiệp của FIFA.

Cúp C1 Châu Âu - UEFA Champions League

UEFA Champions League (viết tắt là UCL, còn được biết đến với tên gọi Cúp C1 châu Âu) là một giải đấu bóng đá cấp câu lạc bộ thường niên được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) dành cho các câu lạc bộ có thứ hạng cao tại các giải vô địch quốc gia châu Âu. Đây là một trong những giải đấu bóng đá danh giá nhất trên thế giới và là giải đấu cấp câu lạc bộ danh giá nhất của bóng đá châu Âu, bao gồm các nhà vô địch của các giải vô địch quốc gia (đối với một số quốc gia còn có thêm một hoặc nhiều đội á quân) của các hiệp hội quốc gia.

Được giới thiệu vào năm 1955 với tên gọi European Champion Clubs' Cup, giải ban đầu được diễn ra theo thể thức loại trực tiếp và chỉ dành cho các câu lạc bộ vô địch của mỗi giải vô địch quốc gia. Giải đấu lấy tên gọi hiện tại vào năm 1992, bổ sung thêm một vòng bảng thi đấu vòng tròn hai lượt và cho phép nhiều câu lạc bộ từ cùng một quốc gia tham dự.[1] Giải kể từ đó được mở rộng, và trong khi một số giải vô địch quốc gia của châu Âu vẫn chỉ có thể cho phép nhà vô địch của họ tham dự, những giải đấu hàng đầu giờ được phép cử đến bốn đội. Các câu lạc bộ xếp ngay sau ở giải vô địch quốc gia mà không lọt vào Champions League được phép tham dự giải hạng hai UEFA Europa League, và kể từ năm 2021, các đội không đủ điều kiện tham dự UEFA Europa League sẽ lọt vào giải hạng ba mới có tên gọi là UEFA Europa Conference League.

Theo thể thức hiện tại, UEFA Champions League được bắt đầu vào cuối tháng 6 với 1 vòng sơ loại, 3 vòng loại và 1 vòng play-off, tất cả đều được diễn ra theo thể thức hai lượt. 6 đội còn trụ lại tham dự vòng bảng cùng với 26 đội đã lọt vào thẳng. 32 đội bóng sẽ được chia làm 8 bảng 4 đội và thi đấu theo thể thức vòng tròn hai lượt. 8 đội nhất bảng và 8 đội nhì bảng tiến vào vòng đấu loại trực tiếp, đến khi chọn ra hai đội cuối cùng thi đấu trong trận chung kết vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6. Đội vô địch Champions League sẽ lọt vào Champions League mùa giải sau, UEFA Super Cup và FIFA Club World Cup.

Đã có 22 câu lạc bộ vô địch giải đấu, 12 trong số đó đã vô địch nhiều hơn một lần. Các câu lạc bộ Tây Ban Nha có số lần vô địch nhiều nhất (19 lần), theo sau là Anh (14 lần) và Ý (12 lần). Anh có nhiều đội vô địch nhất, với 5 câu lạc bộ đã từng vô địch giải đấu. Real Madrid là câu lạc bộ thành công nhất trong lịch sử giải đấu với 14 lần vô địch. Bayern Munich vẫn là câu lạc bộ duy nhất giành chiến thắng tất cả các trận đấu trong một mùa giải trên con đường tiến đến chức vô địch giải đấu ở mùa giải 2019–20. Real Madrid là nhà đương kim vô địch, sau khi đánh bại Liverpool 1–0 trong trận chung kết năm 2022.

bongdasport cup c1 champions league

Giải đấu châu Âu đầu tiên là Challenge Cup, một cuộc thi giữa các câu lạc bộ ở Đế quốc Áo-Hung. Cúp Mitropa, một cuộc thi được mô phỏng theo Challenge Cup, được tạo ra vào năm 1927, một ý tưởng của Hugo Meisl người Áo và các câu lạc bộ Trung Âu đấu với nhau. Năm 1930, Coupe des Nations, nỗ lực đầu tiên để tạo ra một chiếc cúp cho các câu lạc bộ vô địch quốc gia châu Âu, tham gia và tổ chức bởi câu lạc bộ Thụy Sĩ Servette. Được tổ chức tại Geneva, nó tập hợp mười nhà vô địch từ khắp các châu lục. Đội chiến thắng là Újpest của Hungary. Các quốc gia châu Âu Latin đã cùng nhau thành lập Cúp Latin vào năm 1949. Sau khi nhận được báo cáo từ các nhà báo của mình về Campeonato Sudamericano de Campeones năm 1948, Gabriel Hanot, biên tập viên của L'Équipe, đã đề xuất một giải thi đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia. Sau khi Stan Cullis tuyên bố Wolverhampton Wanderers là "Nhà vô địch thế giới" sau một trận giao hữu thành công vào những năm 1950, đặc biệt là chiến thắng giao hữu 3-2 trước Budapest Honvéd, Hanot cuối cùng đã thuyết phục được UEFA tham gia một giải đấu như vậy. Nó được hình thành ở thành phố Paris của Pháp vào năm 1955 với tên là Cúp các câu lạc bộ vô địch châu Âu.

Cúp C1 châu Âu lần đầu diễn ra trong mùa giải 1955-56. Mười sáu đội tham gia: Milan (Ý), AGF Aarhus (Đan Mạch), Anderlecht (Bỉ), Djurgården (Thụy Điển), Gwardia Warszawa (Ba Lan), Hibernian (Scotland), Partizan (Nam Tư), PSV Eindhoven (Hà Lan), Rapid Wien (Áo), Real Madrid (Tây Ban Nha), Rot-Weiss Essen (Tây Đức), Saarbrücken (Saar), Servette (Thụy Sỹ), Sporting CP (Bồ Đào Nha), Stade de Reims (Pháp) và Vörös Lobogó (Hungary). Trận đấu Cúp C1 châu Âu đầu tiên diễn ra vào ngày 4 tháng 9 năm 1955 và kết thúc với tỷ số hòa 3-3 giữa Sporting CP và Partizan. Bàn thắng đầu tiên trong lịch sử Cúp C1 châu Âu được ghi bởi João Baptista Martins của Sporting CP. Trận chung kết đã diễn ra tại sân vận động Công viên các Hoàng tử giữa Stade de Reims và Real Madrid. Đội bóng của Tây Ban Nha đã lội ngược dòng giành chiến thắng 4-3 nhờ các bàn thắng của Alfredo Di Stéfano và Marquitos, cũng như cú đúp của Héctor Rial.

Từ mùa bóng 1992-93, giải được đổi tên thành UEFA Champions League. Và đến mùa bóng 1997-98, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (số lượng đội của mỗi quốc gia dựa theo bảng xếp hạng các thành viên UEFA trong 5 năm gần nhất) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005-06 và 2006-07, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Ý (từ mùa bóng 2013-14, Ý chỉ còn 3 đội tham dự, vì Đức đã lấy mất một suất của Ý), được quyền cử 4 đội tham gia.

Giải bóng đá Ngoại hạng Anh - Premier League

Giải bóng đá Ngoại hạng Anh, thường được biết đến với tên gọi English Premier League hoặc EPL, là hạng đấu cao nhất của hệ thống các giải bóng đá ở Anh. Gồm 20 câu lạc bộ, giải đấu sử dụng hệ thống thăng hạng và xuống hạng với English Football League (EFL). Mùa giải kéo dài từ tháng 8 đến tháng 5 với mỗi đội chơi 38 trận đấu (đấu với 19 đội khác trên sân nhà và sân khách). Đa số các trận đấu được diễn ra vào chiều Thứ Bảy và Chủ Nhật.

Giải đấu được thành lập vào ngày 20 tháng 2 năm 1992 với tên gọi FA Premier League sau quyết định của các câu lạc bộ tham dự Football League First Division tách khỏi Football League, một giải đấu khởi nguồn từ năm 1888, nhằm tận dụng lợi thế về các thỏa thuận bản quyền truyền hình. Thỏa thuận trong nước trị giá 1 tỉ bảng/năm được ký cho mùa 2013–14, với việc BSkyB và BT Group giành quyền phát sóng lần lượt 116 và 38 trận đấu. Giải đấu thu về 2,2 tỉ euro/năm tiền bản quyền truyền hình trong nước và quốc tế. Tính đến mùa 2014–15, các câu lạc bộ được chia khoản lợi nhuận 1,6 tỉ bảng, và 2,4 tỉ bảng vào mùa 2016–17.

Hiện tại, Premier League là giải đấu bóng đá được xem nhiều nhất trên thế giới, phát sóng trên 212 vùng lãnh thổ tới 643 triệu hộ gia đình và khoảng 4,7 tỉ khán giả truyền hình. Trong mùa giải 2014–15, trung bình 1 trận đấu tại Premier League thu hút khoảng 36,000 khán giả tới sân, cao thứ 2 trong các giải bóng đá chuyên nghiệp sau Bundesliga với 43.500 khán giả. Phần lớn các sân bóng đều được lấp đầy khán giả. Premier League xếp thứ 1 trong Hệ số UEFA dành cho các giải đấu dựa theo thành tích của các câu lạc bộ tại các giải đấu châu Âu trong 5 mùa giải, tính đến năm 2021.

bongdasport ngoai hang anh

Đã có tất cả 50 câu lạc bộ tham dự kể từ mùa giải đầu tiên của Premier League năm 1992, nhưng mới chỉ có 7 trong số đó giành được chức vô địch: Manchester United (13), Manchester City (6), Chelsea (5), Arsenal (3), Blackburn Rovers, Leicester City và Liverpool (1).

Bối cảnh hình thành

Sau thành công tại châu Âu những năm 1970 và đầu 1980, đến cuối những năm 80 đánh dấu những bước lùi của bóng đá Anh. Các sân vận động xuống cấp, những cổ động viên phải sử dụng cơ sở vật chất nghèo nàn, hooligan đầy rẫy và các câu lạc bộ Anh bị cấm thi đấu tại các giải châu Âu trong 5 năm sau thảm họa Heysel năm 1985. Football League First Division, giải đấu cao nhất của nước Anh ra đời năm 1888, xếp sau Serie A của Italia và La Liga của Tây Ban Nha về số lượng khán giả cũng như doanh thu, một vài cầu thủ Anh nổi bật chuyển ra nước ngoài thi đấu.

Đầu thập niên 1990, xu hướng dần đảo ngược: tại World Cup 1990, Anh lọt tới vòng bán kết; UEFA, cơ quan quản lý bóng đá châu Âu, dỡ bỏ lệnh cấm các câu lạc bộ Anh thi đấu tại các giải đấu châu Âu cũng trong năm đó, kết quả là Manchester United giành chức vô địch UEFA Cup Winners' Cup một năm sau đó, cùng với đó Lord Justice Taylor đưa ra bản báo cáo vào tháng 1 năm đó sau thảm họa Hillsborough, đề nghị các sân vận động phải nâng cấp trở thành những sân vận động gồm tất cả các khán đài ngồi.

Vào thập niên 1980, những câu lạc bộ lớn ở Anh bắt đầu chuyển dịch thành những dự án kinh doanh khi áp dụng các cơ chế thị trường vào quản lý câu lạc bộ để tối đa hóa lợi nhuận. Martin Edwards của Manchester United, Irving Scholar của Tottenham Hotspur và David Dein của Arsenal là những người dẫn đầu trong sự chuyển dịch này. Điều này đem lại cho các câu lạc bộ lớn nhiều quyền lực hơn. Bằng cách đe dọa sẽ ly khai, các câu lạc bộ ở Division One đã cố gắng làm tăng quyền chi phối biểu quyết của họ. Họ còn chiếm 50% cổ phần từ thu nhập truyền hình và tài trợ vào năm 1986. Doanh thu về truyền hình cũng dần trở nên quan trọng hơn: Football League nhận được 6,3 triệu bảng trong một thỏa thuận hai năm vào năm 1986 nhưng khi gia hạn hợp đồng mới năm 1988, giá trị đã tăng lên 44 triệu bảng cho 4 năm, với các đội bóng lớn chiếm 75% số tiền.

Theo Scholar, người trực tiếp tham gia những cuộc đàm phán về thỏa thuận truyền hình, các đội bóng ở giải Hạng Nhất chỉ nhận được khoảng 25.000 bảng từ tiền bản quyền truyền hình nhưng con số đó đã tăng lên vào khoảng 50.000 bảng trong đàm phán năm 1986 và 600.000 bảng vào năm 1988. Những cuộc đàm phán năm 1988 là những dấu hiệu đầu tiên của một giải đấu ly khai: 10 câu lạc bộ dọa rời khỏi và thành lập một "siêu giải đấu" nhưng cuối cùng đã được thuyết phục để ở lại, khi các đội bóng lớn chiếm phần lớn nhất của thỏa thuận. Khi mà các sân vận động được tu bổ, lượng khán giả và doanh thu tăng lên, các câu lạc bộ hàng đầu lại một lần nữa cân nhắc việc rời khỏi Football League để tận dụng dòng tiền chảy vào các môn thể thao.

Thành lập

Năm 1990, giám đốc điều hành của London Weekend Television (LWT), Greg Dyke, đã gặp mặt đại diện của những đội bóng "big five" ở Anh (Manchester United, Liverpool, Tottenham, Everton và Arsenal) trong một bữa tối. Mục đích của cuộc gặp là sự mở đường cho cuộc ly khai khỏi Football League. Dyke tin rằng việc này sẽ đem lại lợi ích cho LWT nếu chỉ có những đội bóng lớn hơn trong nước xuất hiện trên truyền hình quốc gia, đồng thời muốn xác minh liệu các câu lạc bộ có quan tâm đến cổ phần tiền bản quyền truyền hình lớn hơn hay không. Tuy nhiên giải đấu sẽ không có uy tín nếu như không có sự ủng hộ của Liên đoàn bóng đá Anh (FA), vì thế David Dein của Arsenal đã đàm phán với FA để tiếp nhận ý tưởng. FA vốn đang không có mối quan hệ tốt với Football League vào thời điểm đó nên coi đó như là một cách làm suy yếu đi vị thế của Football League.

Kết thúc mùa bóng 1991, một lời đề nghị đã được đưa ra về việc tạo ra giải đấu mới sẽ mang về nhiều tiền hơn. Bản hiệp định các thành viên sáng lập do các câu lạc bộ của giải đấu cấp cao nhất lúc đó ký ngày 17 tháng 7 năm 1991, nhằm lập ra các nguyên tắc cơ bản về việc thành lập FA Premier League. Giải đấu cấp cao nhất mới được thành lập này sẽ độc lập tài chính với Hiệp hội bóng đá Anh và Football League, giúp cho FA Premier League tự chủ về việc thỏa thuận các hợp đồng tài trợ và bản quyền truyền hình. Lý lẽ được đưa ra khi đó là việc tăng thu nhập sẽ giúp các câu lạc bộ Anh tăng khả năng cạnh tranh với các đội bóng khác ở châu Âu. Mặc dù Dyke đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập giải bóng đá Ngoại hạng Anh, Dyke và ITV lại thất bại trong cuộc đấu thầu bản quyền phát sóng khi BSkyB là đơn vị giành gói thầu với trị giá 304 triệu bảng trong 5 năm, còn BBC nhận gói phát sóng các chương trình tổng hợp vòng đấu trên Match of the Day.

Năm 1992, các câu lạc bộ Hạng Nhất đồng loạt từ bỏ Football League và tới ngày 27 tháng 5 năm 1992, FA Premier League thành lập 1 công ty trách nhiệm hữu hạn làm việc tại văn phòng của Hiệp hội bóng đá Anh sau đó đặt trụ sở chính ở Lancaster Gate. Điều đó có nghĩa Football League chấm dứt 104 năm hoạt động với 4 giải đấu; Premier League sẽ hoạt động như một hạng đấu riêng còn Football League chỉ còn 3 hạng. Không có sự thay đổi nào về thể thức; vẫn giữ nguyên số đội ở hạng đấu cao nhất, việc lên xuống hạng giữa Premier League và Hạng Nhất mới vẫn giữ nguyên như giữa Hạng Nhất và Nhì cũ với 3 đội lên hạng và 3 đội xuống hạng.

Bài Viết Mới Nhất

View all posts »

Bạn có thể xem bài viết mới nhất của Bóng Đá Sport tại đây.

Tiểu sử huyền thoại Bồ Đào Nha - Eusébio

Tiểu sử huyền thoại Bồ Đào Nha - Eusébio

Eusébio đã được miêu tả liên tục là "cầu thủ bóng đá châu Phi vĩ đại nhất mọi thời đại", ngoài châu Phi, anh được coi là cầu thủ Bồ Đào Nha vĩ đại nhất mọi thời đại.

Atletico chính thức có Marcos Paulo

Atletico chính thức có Marcos Paulo

Trang chủ của Atletico xác nhận, đội chủ sân Metropolitan đã hoàn tất thương vụ chiêu mộ tiền đạo trẻ Marcos Paulo của Fluminense với bản hợp đồng có thời hạn 5 năm (đến 2026).